Chữa trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y

Chữa trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y là một căn bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra do quá trình tự tiêu diệt dịch khớp của hệ miễn dịch. Khi dịch khớp mất đi đồng nghĩa với các khớp không còn chất bôi trơn. Các đầu sụn phải va chạm, cọ xát trực tiếp vào nhau gây xước và mòn đầu sụn. Đến khi sụn mất hoàn toàn, các xương không còn lớp bao bọc, tại đầu xương có thể hình thành nên các gai xương. Chúng gây ra cảm giác đau đớn, sưng tấy khớp cho người bệnh.


Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp đến nay vẫn còn khá mơ hồ. Nhưng những nghiên cứu ban đầu cho rằng, bệnh chịu ảnh hưởng của giới tính, gen di truyền, cân nặng và một phần nhỏ tuổi tác. Theo đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới, chủ yếu ở độ tuổi trên 30. Nếu mẹ bị viêm khớp dạng thấp, con sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 50% so với người bình thường. Ở người thừa cân, bệnh càng dễ tấn công và ảnh hưởng cũng mạnh mẽ hơn.

Theo Đông y


Trong y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp xảy đến khi cơ thể bị tắc nghẽn khí huyết. Chứng này được gọi là chứng Tý, tức là nói về tình trạng tê mỏi, nhức nhối ở da thịt, xương khớp. Chứng Tý ở đây gồm Tam tý, Ngũ tý và Chu tý. Tam Tý là bệnh do Phong, Hàn và Thấp gây nên. Khi gặp lạnh thì nặng hơn, gặp nóng được hoãn lại. Ngũ Tý cũng bắt nguồn từ Phong, Hàn, Thấp nhưng tùy vào mùa gây bệnh, nó sẽ có những tên gọi khác nhau.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Tây y kết hợp vật lý trị liệu được xem là một biện pháp khá khả quan. Theo liệu trình này, bệnh nhân sẽ sử dụng các loại thuốc Tây y, kết hợp với các biện pháp tập luyện, xoa bóp nhằm làm tăng sự dẻo dai của các khớp, duy trì sức vận động của cơ thể.



Thuốc chữa trị viêm khớp dạng thấp Tây y có ưu điểm là hiệu quả rất nhanh và tiện sử dụng. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp thường tập trung vào giảm đau, kháng viêm nên chỉ có tác dụng kìm hãm phần nào sự phát triển của bệnh mà không thể phục hồi chức năng của xương khớp. Hơn nữa, với bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh thận, dạ dày cũng được khuyến cáo không nên dùng thuốc Tây để chữa trị.

Biện pháp phẫu thuật chữa trị viêm đa khớp dạng thấp được chỉ định khi bệnh đã nặng và không thể khắc phục bằng thuốc. Mặc dù hiện đại, nhưng các biện pháp ngoại khoa lại có nhược điểm là tốn kém và nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.

Một số người khi thấy các dấu hiệu đau khớp, cứng khớp thường tìm đến nhà thuốc và mua sản phẩm chức năng hỗ trợ, tái tạo xương khớp. Tuy nhiên, nó không có tác dụng chữa trị bệnh, và không thể thay thế thuốc. Một số trường hợp còn có thể xảy ra phản ứng phụ khi quá lạm dụng thực phẩm chức năng.

Chữa trị bệnh bằng Đông y hiện đang là xu hướng ở cả phương Đông và phương Tây. Việc sử dụng các loại cỏ cây hoa lá có sẵn trong tự nhiên để trị bệnh không phải là ý tưởng hoang đường, mà từ lâu nó đã trở thành truyền thống của ông cha ta. Sau khi thuốc Tây ra đời và phổ biến, những lợi ích trước mắt của nó đã làm Đông y có phần bị “thất sủng”. Nhưng càng về sau này, khi mà con người càng muốn gần thiên nhiên thì các bài thuốc Đông y ngày càng được ưa chuộng.

Đông y khắc phục nhược điểm của Tây y là không có tác dụng phụ, nhưng lại phải theo đuổi lâu dài mới có hiệu quả. Đây chính là cách đi “chậm mà chắc”, đi sâu vào căn nguyên bệnh của ông cha. Trước đây, để sử dụng thuốc, người ta phải sắc thuốc hàng giờ rất bất tiện, nhưng nay đa số thuốc đều được bào chế thành dạng viên nang dễ uống.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các bài tập hỗ trợ chữa phình đĩa đệm

Phòng thoái hóa đốt sống cổ thế nào?

Nguyên nhân bệnh giả gout