Đa u tủy xương

Đa u tủy xương là một căn bệnh ác tính xuất phát từ tương bào – một thành phần của bạch cầu trong máu. Từ một tương bào bất thường ban đầu, chúng có thể nhân lên thành nhiều tương bào bất thường khác. Trong quá trình phát triển, các tế bào bất thường này sẽ tiết ra một kháng thể đặc biệt còn được gọi là protein M – cơ sở cho chẩn đoán và tiên lượng bệnh


Theo thời gian, tương bào bất thường phát triển đến số lượng quá lớn sẽ tập trung ở tủy xương, làm lấn át những dòng tế bào máu bình thường khác như tiểu cầu, hồng cầu. Các tế bào này cũng có thể tập hợp với nhau ở nhiều vị trí xương đặc, hình thành đa u tủy xương, còn nếu nó chỉ hình thành ở một vị trí đơn độc thì được gọi là u tương bào.

Tỷ lệ mắc bệnh đa u tủy xương là 3 – 4 người/100.000 dân, chỉ chiếm 1- 2% các bệnh ác tính nhưng nó lại có tỷ lệ tử vong khá cao. Hàng năm ở Việt Nam có khoảng 100 người mắc phải căn bệnh này và trong số đó có đến 85 người tử vong ngay sau đó.

Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học làm rõ nhưng các nghiên cứu về dịch tễ học đều cho thấy: tuổi mắc bệnh thường trên 40, nam giới có nguy cơ mắc đa u tủy xương cao hơn nữ giới, người da đen có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với người da trắng, tuổi mắc bệnh cũng sớm hơn và tiếp xúc với liều thấp phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.


Triệu chứng và cách điều trị


Do nguồn gốc và chức năng nên tương bào có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, nên khi tăng sinh ác tính thì nó có thể biểu hiện triệu chứng ở nhiều bộ phận khác nhau. Bệnh thường tăng dần triệu chứng từ những biểu hiện tản mạn như suy sụp toàn thân, biểu hiện ở xương, máu, thận, thần kinh,…

Có khoảng 90% bệnh nhân đa u tủy xương có triệu chứng đau xương cột sống, lồng ngực, chậu hông, đau nhiều khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, càng về sau càng đau nặng và liên tục, có cơn đau theo kiểu ép rễ thần kinh. 50% trường hợp có biểu hiện gãy xương tự nhiên ở xương sườn, xương ức, xương đòn, bị lún và di lệch cột sống gây gù, vẹo và triệu chứng này chủ yếu được phát hiện khi chụp x-quang.

Số ít bệnh nhân đa u tủy xương có dấu hiệu xuất hiện các khối u mềm không đau nổi trên nền xương, đường kính từ 0,5 – 2cm, chủ yếu xuất hiện ở xương ức, xương sọ, xương đòn, xương bả vai, xương cột sống,… và ít thấy hơn ở xương chân, tay.

Biểu hiện toàn thân của bệnh đa u tủy xương là: cơ thể gầy sút, mệt mỏi, chán ăn, sốt dai dẳng kéo dài, da xanh tái; tổn thương thận – suy thận mãn tính; thiếu máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu; tổn thương thần kinh như viêm đa day thần kinh, ép tủy và rễ thần kinh, tổn thương các dây thần kinh sọ não, tổn thương đáy mắt, tăng áp lực nội sọ; tăng calci máu,…

Hầu hết bệnh nhân đa u tủy xương được điều trị bằng hệ thống hóa chất để kiểm soát khối u và điều trị triệu chứng để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Tỷ lệ sống trung bình của người bệnh đa u tủy xương khá thấp: 15% tử ong sau 3 tháng phát hiện bệnh, 15% tử vong trong vòng 1 năm, 70% còn lại diễn biến mãn tính từ 2 – 5 năm.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các bài tập hỗ trợ chữa phình đĩa đệm

Phòng thoái hóa đốt sống cổ thế nào?

Nguyên nhân bệnh giả gout