Chữa trị đau ung thư xương hàm
Bệnh ung thư xương hàm xuất hiện khi các tế bào trong xương hàm bị biến đổi ác tính, tập hợp lại với nhau thành khối ung thư có khả năng xâm lấn, di căn ra xung quanh cũng như lan tới nhiều cơ quan khác trên cơ thể.
Triệu chứng đau do ung thư xương hàm gặp ở tất cả các bệnh nhân, đau ít ở giai đoạn đầu và đau dữ dội, kéo dài ở giai đoạn sau. Để giảm đau ung thư xương hàm, người ta có thể áp dụng những biện pháp như:
Nếu bệnh ung thư xương hàm xuất hiện hoại tử thì người chăm sóc cho bệnh nhân cần động viện, chăm sóc để giúp họ vơi bớt nỗi đau do bệnh tật hành hạ. Người bệnh nên tới các bệnh viện có chuyên khoa ngoại hay ung bướu để được bác sĩ chăm sóc vết thương, cắt lọc ổ hoại tử, dùng các loại kháng sinh chống nhiễm trùng, dùng thuốc giảm đau, thay băng vết thương hằng ngày,… để giúp cải thiện phần nào triệu chứng đau đớn.
Nhiều bệnh nhân ung thư xương hàm không ăn được thì nên nuôi qua xoang mũi – dạ dày. Hàng ngày, bệnh nhân sẽ được bơm thức ăn lỏng như cháo, thịt, cá, trái cây,… xay nhuyễn hay sữa tươi và nước uống. Khi dinh dưỡng tốt, tổng trạng của bệnh nhân sẽ cải thiện và vết thương trong xương hàm cũng bớt viêm tấy, giảm đau hiệu quả.
Bên cạnh đó, đau do bệnh ung thư xương hàm thì chỉ có cách sử dụng thuốc giảm đau, từ mức độ nhẹ như Efferalgan 500 cho đến tăng dần như Efferalgan Codein và mạnh hơn là Tramadol, Nidal hay thậm chí là Morphin,… Nhưng, dùng những loại thuốc nào với liều lượng ra sa thì phải có chỉ định của bác sĩ.
Chữa trị đau ung thư xương hàm |
Trị ung thư xương hàm
Hầu hết các khối u đang phá hủy xương hàm (https://vi.wikipedia.org/wiki/Xương_hàm_dưới) đều không có dấu hiệu báo trước nếu bệnh nhân khó có thể xác định rõ xem có mắc bệnh ung thư xương hàm hay không. Khi cso những biểu hiện như đau răng, bị xô lệch hoặc lung lay thì bệnh ung thư xương hàm đã phát triển rất nặng trong người
Chưa kể, nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư xương hàm đều không hề biểu hiện ra bên ngoài mà chỉ xuất hiện triệu chứng đau răng. Nhiều bệnh nhân phải nhổ cả răng mà vẫn không giải quyết, khắc phục được tình trạng đau nhức.
Chỉ khi được bác sĩ chụp phim thì mới xác định được khối u xương hàm ác tính. Việc điều trị bệnh u xương hàm chủ yếu là phương pháp phẫu thuật khoét bỏ khối u khi u còn nhỏ và phải cắt đoạn xương khi khối u đang phát triển lan rộng.
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà sau khi cắt bỏ khối u, nười ta có thể thực hiện hóa trị kết hợp với xạ trị để đạt hiệu quả tốt hơn. Hiện nay, nhờ y học phát triển mà việc chẩn đoán bệnh ung thư xương hàm sớm có thể giúp điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn.
►Xem thêm: Viêm khớp cấp tính
Nhận xét
Đăng nhận xét